Tổng Hợp Về Thang Máy Gia Đình: Báo Giá, Kích Thước Và Những Điều Cần Biết Khác
Lắp thang máy gia đình đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều công trình nhà phố, biệt thự. Trong quá trình tìm hiểu, các Chủ đầu tư thường thắc mắc những vấn đề như: Các loại thang máy hiện nay, nên chọn loại thang máy nào, cần chuẩn bị gì trước khi làm thang máy, các chi phí khi làm thang máy và giá thang máy gia đình… Cùng Thang Máy AK tìm hiểu tất cả những thông tin trên qua bài viết dưới đây nhé!
Phân loại thang máy gia đình
Phân loại thang máy gia đình dựa vào xuất xứ
Dựa vào đặc điểm xuất xứ có 2 loại là thang máy nhập khẩu nguyên chiếc và thang máy liên doanh:
-
Thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc
Bạn tưởng tượng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc cũng giống như xe nhập khẩu vậy. Là thang nhập trực tiếp từ nhà máy của các thương hiệu.
Ưu điểm lớn nhất là được sản xuất trên dây chuyền khép kín. Vậy nên mẫu mã và chất lượng sản phẩm của thang nhập khẩu rất đảm bảo. Dòng thang này phù hợp với những công trình lớn như khu chung cư, tòa nhà cho thuê, siêu thị…
Bất kỳ sản phẩm nào cũng đều có ưu và nhược điểm. Tương tự với thang máy gia đình nhập khẩu, điểm hạn chế là giá rất cao. Ngoài ra, phí bảo trì và thay thế thiết bị sau thời gian bảo hành cũng khá đắt đỏ. Đồng thời, nếu bạn muốn lắp đặt thang máy gia đình nhập khẩu thì cần thiết kế hố thang máy theo kích thước đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Thêm 1 điểm trừ nữa là thời gian chờ đợi có hàng đối với thang nhập khẩu khá dài, từ 3-5 tháng.
-
Thang máy gia đình liên doanh
Thang máy gia đình liên doanh là dòng thang vừa có phần nhập khẩu, vừa có phần gia công trong nước. Những thiết bị chính như máy kéo, hệ điều khiển tín hiệu, hệ điều khiển động lực, rail, cáp tải sẽ nhập chính hãng từ các thương hiệu thang máy. Còn những phần như khung và vách cabin, vách cửa thang máy sẽ do các công ty thực hiện ở Việt Nam.
Ưu điểm lớn nhất của thang máy liên doanh là có giá thành thấp hơn, chỉ bằng 1/2 so với thang nhập, phí bảo trì và thay thế linh kiện cũng dễ chịu hơn nhiều.
Ngoài ra, thêm 1 điểm cộng nữa là thang máy gia đình liên doanh thích hợp với nhiều đặc điểm công trình khác nhau. Kể cả với những ngôi nhà bị hạn chế về độ cao hoặc nhà cải tạo, không thể làm hố pit sâu vẫn có thể lắp thang máy liên doanh. Thời gian thi công thang liên doanh cũng rất nhanh chóng giúp chủ đầu tư bắt kịp tiến độ dự án.
Còn về nhược điểm, thang liên doanh được sản xuất riêng lẻ, theo kích thước riêng của mỗi công trình nên phần nội thất cabin thang máy không được tinh xảo so với thang nhập. Tóm lại về mặt chất lượng thì thang máy liên doanh chưa thể bằng thang máy gia đình nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay thang máy gia đình liên doanh cũng đang ngày càng được cải thiện và bắt kịp với thang nhập khẩu.
Phân loại thang máy gia đình theo đặc điểm xây dựng
Dựa theo đặc điểm của công trình, chúng ta có thể lựa chọn 1 trong 2 loại: không phòng máy và có phòng máy.
-
Thang không phòng máy
Với loại thang này chỉ sử dụng máy kéo không hộp số. Do vậy sẽ không cần tốn diện tích cho phòng máy để điều khiển. Thay vào đó, máy kéo sẽ được đặt trong phần không gian của giếng thang; còn tủ điện thì được đặt ở trước cửa tầng trên cùng. Ưu điểm của nó là tiết kiệm diện tích hơn loại có phòng máy.
-
Thang máy có phòng máy
Loại này có sử dụng thêm 1 phòng máy ở trên cùng; để có chỗ đặt tủ điện và máy kéo. Có 2 loại máy kéo là có hộp số và không hộp số. Chủ đầu tư cần bố trí chiều cao để lắp đặt phòng máy thường là 2200mm. Vì vậy tòa nhà phải nâng cao lên, giống như tăng thêm 1 tầng lầu.
Phân loại theo hố Pit
Ngoài 2 cách phân loại thang máy trên thì dựa vào đặc điểm công trình, gia chủ có thể lựa chọn 1 trong 2 loại: thang máy có hố pit và thang máy không hố pit.
Hố Pit thang máy là gì?
Hố Pit thang máy là phần được thiết kế nằm ở vị trí âm so với độ cao tự nhiên của mặt đất tính từ mặt sàn tầng dừng thấp nhất của thang máy.
1. Thang máy gia đình có hố Pit
Là kiểu thang máy khi xây dựng bắt buộc phải có hố Pit. Với kiểu thang máy này, khi xây dựng phải tuân thủ những tiêu chí về khả năng chịu lực, độ sâu và đảm bảo tính chống thấm. Loại thang này đã có từ lâu và khá phổ biến tại Việt Nam, phù hợp với đại đa số các công trình, trừ những ngôi nhà bị hạn chế về chiều cao hoặc dạng nhà cải tạo khó thi công hố Pit.
2. Thang máy gia đình không hố Pit
Thang máy không hố pit là dòng thang máy hoạt động không cần xây dựng hố Pit mà sẽ tích hợp hố thang bằng tấm thép hoặc kim loại. Thang chủ yếu với công nghệ trục vít, sử dụng động cơ điện, dây curoa và hệ thống trục vít. Hệ thống bánh răng sẽ vận hành với sự ăn khớp 100% giúp cabin di chuyển lên xuống một cách nhịp nhàng, an toàn. Loại thang này phù hợp với những công trình có chiều cao hạn chế hoặc nhà cải tạo.
Những thông tin cần quan tâm khi lắp đặt thang máy gia đình
Nếu bạn đang có ý định lắp thang máy thì cần xác định rõ những vấn đề sau để dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp :
-
Mục đích sử dụng
Đây là yếu tố đầu tiên chủ đầu tư cần làm rõ. Hiện nay có 3 mục đích sử dụng chính:
- Lắp thang máy cho gia đình sử dụng
- Lắp thang máy ở tòa nhà, văn phòng để cho thuê lại
- Lắp thang máy cho công trình lớn như chung cư, khách sạn, siêu thị…
Nếu là những công trình có quy mô nhỏ như cho hộ gia đình, văn phòng cho thuê hoặc khách sạn bình dân thì bạn nên lắp thang máy liên doanh nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ngược lại với những công trình lớn như siêu thị, khu chung cư, chúng ta nên cân nhắc chọn những đơn vị đáng tin cậy. Nếu ngân sách thoải mái thì có thể chọn thang máy nhập khẩu để tăng độ uy tín.
-
Ngân sách
Đây cũng là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn 1 đơn vị cung cấp thang máy. Hiện nay, giá 1 công trình thang máy gia đình liên doanh dao động khoảng 270- 320 triệu. Trong trường hợp bạn muốn lắp thang máy nhập khẩu thì cần chuẩn bị gấp đôi, từ 500-600 triệu cho 1 cây thang.
-
Loại thang
Đầu tiên, bạn xác định chọn loại thang máy nhập khẩu hay liên doanh. Giá của thang máy gia đình liên doanh bằng ½ thang máy nhập khẩu.
Ngoài ra, tùy vào đặc điểm công trình bạn sẽ xem xét nên chọn thang có phòng máy hay không phòng máy. Nếu muốn tiết kiệm chiều cao công trình thì nên chọn loại không phòng máy.
Thêm 1 lưu ý nữa, trong trường hợp công trình của bạn là nhà cải tạo hoặc công trình bị hạn chế rất khó đáp ứng yêu cầu về hố Pit thì nên chọn Thang máy Không hố Pit.
-
Tải trọng
Lựa chọn tải trọng thang máy sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn. Cách tính cơ bản là cứ 1 người sẽ tính bình quân tải trọng 80 ký. Chẳng hạn gia đình bạn có 4 người thì nên chọn thang có mức tải trọng khoảng 350 ký là phù hợp. Còn nếu gia đình có 5-6 người thì nên chọn loại thang máy 450 ký.
-
Số điểm dừng
Số điểm dừng sẽ phụ thuộc vào số tầng lầu của ngôi nhà. Điểm dừng được hiểu nôm na là số điểm mà cửa thang máy được bố trí. Ví dụ nhà bạn có 4 tầng thì sẽ có 5 điểm dừng. Nếu không hiểu rõ phần này, bạn hãy nhờ nhân viên công ty thang máy tư vấn nhé!
-
Đặc điểm công trình
Với mỗi công trình sẽ có 1 kiểu thiết kế và cách lắp đặt khác nhau. Do vậy bạn cần báo cho công ty thang máy biết nhà bạn là công trình mới hay nhà cải tạo. Tốt nhất bạn nên yêu cầu kỹ sư trực tiếp đến công trình để khảo sát nhằm có phương án thi công phù hợp.
Bảng kích thước thang máy gia đình chi tiết
Để giúp Chủ đầu tư tiện theo dõi, chúng tôi sẽ cập nhật bảng kích thước thang máy cho các mức tải trọng phổ biến như: , 300kg, 450kg, 630kg, 750kg, 1000kg, 1500kg. Quý khách hàng cần biết kích thước thang máy phù hợp với công trình của gia đình mình, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0842 608 868
Tổng hợp các loại chi phí làm thang máy gia đình
Thêm một vấn đề mà nhiều Chủ đầu tư quan tâm là các loại chi phí khi lắp đặt thang máy gia đình. Sau đây là 4 loại chi phí thường gặp nhất mà Chủ đầu tư cần chuẩn bị:
1. Chi phí kéo điện 3 pha
Đối với thang máy, điện 3 pha được khuyến nghị sử dụng hơn điện 1 pha. Vì nó giúp thang máy hoạt động ổn định, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
Để kéo điện 3 pha, phía Chủ đầu tư cần các chi phí như:
- Mua một số vật tư và thuê nhân công để lắp đặt dây sau đồng hồ (trừ aptomat hoặc cầu chì sau công tơ)
- Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước
Nói chung, thông thường chi phí này dao động trên dưới 10 triệu đồng; tùy theo đặc điểm công trình và vị trí kéo điện.
2. Chi phí xây dựng hố thang
Xây dựng hố thang là phần công việc thuộc trách nhiệm của phía đơn vị nhà thầu xây dựng. Do đó, nếu ngay từ đầu bạn xác định sẽ lắp đặt thang máy thì hãy thông báo cho họ biết. Đơn vị xây dựng sẽ dựa vào đây để cộng thêm chi phí xây dựng hố thang.
3. Chi phí cho lắp đặt thang máy gia đình
Bao gồm thang máy và phần lắp đặt, kiểm định được thực hiện toàn bộ bởi công ty thang máy. Lắp đặt thì có lắp cơ khí và lắp điện. Thông thường, khi báo giá các công ty sẽ đưa ra báo giá tổng thể, gồm cả thang máy và lắp đặt; kiểm định cho đến khi hoàn thiện và bàn giao thang. Ví dụ, thang máy gia đình 450kg, chi phí dao động từ 270 đến 330 triệu trọn gói.
4. Chi phí ốp đá thang máy gia đình
Đây là phần do Chủ đầu tư phối hợp với bên xây dựng thực hiện. Ốp đá sẽ được thi công cho phần cửa bên ngoài thang máy. Về mức giá cụ thể phụ thuộc vào loại đá bạn chọn, diện tích cần lắp đặt và thời gian thi công. Tốt nhất Chủ đầu tư nên tự mình chọn mẫu đá rồi giao cho bên xây dựng thi công.
Thang máy gia đình giá bao nhiêu
Hiện nay, thang máy gia đình giá bao nhiêu cũng là 1 câu hỏi mà nhiều Chủ đầu tư đặt ra. Trên thực tế, giá của 1 cây thang máy hoàn chỉnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tải trọng; số điểm dừng, thiết kế cabin, thương hiệu… Do đó giá mà các đơn vị lắp đặt thang máy đưa ra cho Chủ đầu tư chỉ là mức giá sàn. Sau đây là bảng báo giá thang máy gia đình tham khảo tại Thế Giới Thang Máy:
1. Thang máy gia đình liên doanh
- Thang máy gia đình liên doanh 300kg, giá dao động từ 255.000.000 – 315.000.000đ
- Thang máy gia đình liên doanh 450kg, giá dao động từ 270.000.000 – 330.00.000đ
- Thang máy gia đình liên doanh 630kg, giá dao động từ 285.000.000 – 345.000.000đ
- Thang máy gia đình liên doanh 750kg, giá dao động từ 295.000.000 – 360.000.000đ
2. Thang máy gia đình nhập khẩu
- Thang máy gia đình nhập khẩu 300kg, giá dao động từ 385.000.000 – 475.000.000đ
- Thang máy gia đình nhập khẩu 450kg, giá dao động từ 405.000.000 – 495.00.000đ
- Thang máy gia đình nhập khẩu 630kg, giá dao động từ 430.000.000 –520.000.000đ
- Thang máy gia đình nhập khẩu 750kg, giá dao động từ 445.000.000 – 540.000.000đ
Lưu ý mức giá trên chỉ mang tính tham khảo. Vì tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi khách hàng sẽ có một giá riêng. Tốt nhất, Chủ đầu tư nên trực tiếp liên hệ với chúng tôi hoặc để lại thông tin; kỹ sư sẽ tìm hiểu về nhu cầu cụ thể và gửi báo giá chính xác qua email cho bạn.
Giá cầu thang máy mini gia đình
Bên cạnh các mức tải trọng lớn từ 300kg trở lên ở trên thì thang máy mini với tải trọng nhỏ như 150kg; 200kg, 250kg cũng đang là nhu cầu của nhiều gia đình. Vậy giá cầu thang máy mini gia đình hiện khoảng bao nhiêu?
Thang máy mini hầu hết là loại thang liên doanh. Vì chỉ có những công ty trong nước mới sản xuất được những cây thang mini phù hợp với những công trình bị hạn chế về diện tích như tại Việt Nam.
Sau đây là báo giá thang máy gia đình loại nhỏ cho Chủ đầu tư tham khảo:
- Giá cầu thang máy mini gia đình 150kg dao động từ 200.000.000 – 260.000.000đ
- Giá cầu thang máy mini gia đình 200kg dao động từ 225.000.000 – 285.000.000đ
- Giá cầu thang máy mini gia đình 250kg dao động từ 000.000 – 300.000.000đ
Hiện nay, Thang Máy AK đang là đơn vị chuyên thi công thang máy gia đình và thang máy mini trên toàn quốc. Ưu điểm lớn nhất của chúng tôi là sở hữu nhà xưởng với máy móc hiện đại. Đồng thời, chúng tôi hiện cũng là đối tác trực tiếp của các thương hiệu hàng đầu thế giới; chẳng hạn như Fuji, Mitsubishi, Montanari,… Chính vì vậy, hàng hóa, vật tư, thiết bị đều là nhập khẩu chính ngạch; có giấy tờ chứng minh xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, giá cả chúng tôi đưa ra chắc chắn cạnh tranh hơn so với thị trường.
Nếu các Chủ đầu tư đang muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác về việc lắp đặt thang máy, hãy để lại thông tin để chúng tôi tư vấn phương án phù hợp nhất !
Bài Viết Liên Quan
-
Bảo trì và kiểm tra thang máy tải hàng tại Bình Phước
-
Báo giá thang máy tải khách tại Vũng Tàu kèm kích thước chi tiết 2024
-
Những yếu tố cần lưu ý khi lắp đặt thang máy bệnh viện tại An Giang
-
Các tính năng và tiện ích của thang máy gia đình tại Nam Định
-
Những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn thang máy tải thực phẩm tại Quảng Bình
-
Báo giá thang máy chở ô tô tại Phú Yên, báo giá tốt nhất năm 2024
-
Các loại thang máy tải hàng tại Nha Trang
-
Đặc điểm của thang máy tải khách tại Huế
-
Các Yêu Cầu Khi Thiết Kế Thang Máy Bệnh Viện tại Daklak
-
Lợi ích của việc lắp đặt thang máy gia đình tại Gia Lai